Ngày 20 tháng 4 năm 2007, Uỷ ban thường vụ Quốc hội khoá XI đã thông qua Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn. Trong Pháp lệnh có quy định cụ thể về những nội dung công khai để dân biết gồm: những nội dung công khai; hình thức công khai; việc công khai bằng hình thức niêm yết; việc công khai trên hệ thống truyền thanh và thông qua Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố để thông báo đến nhân dân; trách nhiệm tổ chức thực hiện các nội dung công khai
Việc cơ quan, tổ chức, cá nhân được quyền yêu cầu cung cấp thông tin xuất phát từ quan điểm: Các thông tin được yêu cầu cung cấp thông tin do cơ quan công quyền thay mặt người dân nắm giữ, do đó các cơ quan này phải có trách nhiệm lưu giữ và tạo điều kiện thuận lợi để các cá nhân, công dân được tiếp cận. Việc đảm bảo quyền yêu cầu cung cấp thông tin sẽ góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, làm tăng tính hiệu quả, minh bạch và trách nhiệm giải trình của cơ quan nhà nước.
Trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật có quy định niêm yết công khai thông tin trong thời hạn quy định tại UBND phường-xã để mọi người dân trong địa bàn được biết. Cụ thể gồm những nhóm thông tin như sau:
· Thông báo niêm yết giải quyết hồ sơ cấp Giấy chứng nhận QSDĐ
· Thông báo niêm yết giấy phép sửa chữa nhà, xây dựng nhà ở
· Thông báo niêm yết di sản thừa kế, phân chia di sản
· Thông báo niêm yết các thông tin của Tòa án (lệnh triệu tập, kết quả của toàn, kết quả giải quyết tranh chấp
· Thông báo công khai các trường hợp kết hôn có yếu tố nước ngoài
· Thông báo niêm yết công khai các khoản trợ cấp
· Thông báo niêm yết công khai các báo cáo tài chính của phường-xã
Công khai các thông tin bằng giấy |
Nhà nước đã có quy định rõ các hình thức công khai gồm: Niêm yết công khai tại trụ sở làm việc; công khai trên hệ thống truyền thanh của cấp xã; công khai thông qua Tr¬ưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố để thông báo đến nhân dân. Ngày nay với sự phát triển mạnh của công nghê, hình thức công khai qua internet vừa hiệu quả, tiện lợi, đễ tìm, dễ tiếp cận nên ngày càng được phổ biến.
Việc mở rộng hình thức công khai nhằm đáp ứng nhu cầu tiếp cận, tìm hiểu thông tin, phục vụ cho việc thực hiện thủ tục hành chính; đồng thời, đáp ứng yêu cầu của việc đánh giá công tác cải cách hành chính. Việc công khai thủ tục hành chính là một chỉ số thành phần đánh giá chỉ số cải cách hành chính của bộ, ngành, địa phương.
Với công khai tại trụ sở nơi trực tiếp tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính, Thông tư số 02/2017/TT-VPCP đã quy định rõ hai phương thức là niêm yết thủ tục hành chính bằng giấy và công khai bằng hình thức điện tử. (i) Công khai thủ tục hành chính bằng giấy trên bảng theo một hoặc nhiều cách thức sau đây: Bảng gắn trên tường, bảng trụ xoay, bảng di động… phù hợp với điều kiện cụ thể của cơ quan thực hiện niêm yết; vị trí công khai phải thích hợp, với kích thước phù hợp để cá nhân dễ đọc, dễ tiếp cận; nơi công khai phải có khoảng trống đủ rộng để người đọc có thể tìm hiểu, trao đổi, ghi chép; (ii) Công khai bằng hình thức điện tử phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật của cơ quan thực hiện thủ tục hành chính. Ngoài yêu cầu về vị trí, kích thước thực hiện công khai phù hợp, hình thức công khai điện tử còn phải cho phép người sử dụng tự tra cứu các thông tin về thủ tục hành chính theo yêu cầu; cho phép hiển thị các nội dung chi tiết của thủ tục hành chính.
Công khai thông tin bằng hình thức trực tuyến |
Sản phẩm: Dựa vào ý tưởng trên, chúng tôi đã thiết kế module Tra cứu thủ tục hành chính trực tuyến, module được cài đặt vào các kiosk đặt tại các cơ quan hoặc có thể truy cập bất kỳ đâu thông qua internet. Điểm nổi bật của module được thiết kế dạng web, màn hình thiết kế hợp lý hỗ trợ người dân có thể tìm kiếm – tra cứu các thủ tục hành chính dễ dàng, nhanh chóng và chính xác. Với sự hỗ trợ của các kiosk màn hình cảm ứng, module phát huy hiệu quả khi phục vụ người dân đến cơ quan hành chính để tìm hiểu về thủ tục nào đó. Ngoài ra, người dân có thể tra cứu thủ tục hành chính thông qua máy tính, điện thoại ở bất kỳ đâu, bất kỳ thời gian nào mà không cần đến trụ sở cơ quan. Đây là bước chuẩn bị quan trọng cho xây dựng nền hành chính không giấy tờ là cơ sở quan trọng để xây dựng chính phủ số, nền kinh tế số, xã hội số.